HƯƠNG ĐỨC HẠNH KHÔNG NGỪNG BAY XA

Cho tới hôm nay, “hạnh đầu đà” không còn là cụm từ xa lạ. Nhắc đến nó ta sẽ nghĩ ngay đến sư Minh Tuệ, mặc dù ông không phải là người thực hành hạnh này đầu tiên và duy nhất. Vì hạnh tu này quá khó, không mấy ai làm được, và trong cái thời buổi mạt pháp này nó là thứ gì đó xa lạ, lập dị, kì quái. Nên sự xuất hiện của sư Minh Tuệ đã khiến hạnh đầu đà như là pháp tu của riêng ông. Nhìn lại lịch sử, ngay thời Đức Phật tại thế, pháp tu này có không ít người thực hành, nhưng không phải ngẫu nhiên mà đại đệ tử Ca Diếp được gọi là “đệ nhất đầu đà”, nghĩa là chỉ ông mới thực hành một cách nghiêm trì và đầy đủ nhất.

NHỮNG LỜI CHIA SẺ CỦA THẦY MINH TUỆ

NHỮNG LỜI CHIA SẺ CỦA THẦY MINH TUỆ, Sáu năm qua con không là nhân sự ở chùa nào. Con không là Nam tông hay Bắc tông, cũng không phải là tu sĩ của GHPGVN, bởi con tự thấy đạo đức của con chưa đạt đến cảnh giới đó.

Hiện tượng hành giả Minh Tuệ

Hiện nay Phật giáo tại VN được chia ra một số tông phái chính, nhưng cơ bản là truyền thống Bắc tông (còn được gọi là Phật giáo phát triển) và Nam tông (còn được gọi là Phật giáo Nguyên Thuỷ). Phật giáo Bắc tông lại chia nhiều tông phái khác nhau phủ khắp ba miền Bắc Trung Nam. Phật giáo Nguyên thuỷ chủ yếu từ miền Trung trở vào, chủ yếu hiện diện ở miền Nam. Ngoài Bắc chỉ có vài chùa theo phái Nguyên thuỷ, dù Phật tử theo Phật giáo Nguyên thuỷ cũng khá nhiều so với số lượng sự hiện diện của các ngôi chùa theo Nguyên thuỷ ở vùng này.

Tỏa ánh lưu ly 1 - giảng Kinh Dược Sư - Thầy Thích Pháp Hòa

Đức Phật Dược Sư ở phương Đông còn Phật A Di Đà ở phương Tây. Trong 4 hướng, hướng Đông đứng đầu. Trong 4 mùa, mùa Xuân đứng đầu. Vậy thì chúng ta tụng kinh Dược Sư vào mùa nào? Mùa Xuân. Tại vì phương Đông là phương đầu của 4 phương Đông, Nam, Tây, Bắc. Trong 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thì mùa Xuân đứng đầu. Mà mùa Xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, thấy có sự sống xanh tươi, tươi tắn, ai nghe đến mùa xuân cũng thấy phấn khởi. Chẳng hạn thấy ai buồn mình cũng hay nói “sao hôm nay mặt không có mùa Xuân vậy?”. Thậm chí đến diện mạo tươi cười, người ta cũng lấy mùa xuân ra để so sánh. Ở đây cũng vậy, Đức Phật Dược Sư ở phương Đông là phương của mặt trời mọc, mà mặt trời mọc là tượng trưng cho sự sống. Mùa Xuân cũng tượng trưng cho sự sống. Cho nên Phật Dược Sư là tượng trưng cho sự sống và sống có sáng suốt, chánh niệm, tỉnh thức. Mà nhờ như vậy mà cuộc đời mình thảnh thơi, sung túc.

Biên kiến là gì? Bài Kinh Phật dạy về chấm dứt sự TRANH CÃI - Thích Pháp Hòa

Bài kinh này là bài kinh nói về gốc rễ của độc tài, của bạo động là do chúng ta nhận cái thấy biết của mình là chân lý. Chỉ có mình là chân lý thôi, người khác không có chân lý. Điều này đưa đến mọi sự tranh cãi. "Vì thiên hạ chấp thủ như vậy nên mới sinh ra tranh cãi loạn xị. Ai cũng nói rằng kẻ kia si mê, ta mới thật sự là người có trí tuệ. Vậy thì trong tất cả các sự thật ấy, cái nào mới thật sự là sự thật? Bởi vì ai cũng nói chỉ có mình là đang nắm được chân lý."

Lợi ích Sám hối. Tụng sám hối hồi hướng cho cha mẹ như thế nào? Sự khác nhau giữa các pháp sám hối - Thích Pháp Hòa

Pháp Hòa hay ví dụ sám hối như chúng ta ăn cơm mà có một chén canh. Không cần biết bữa ăn đó mặn, xào, chiên, kho như thế nào, nhưng nếu có một chén canh thì bữa cơm đó dễ nuốt, dễ trôi và đầy đủ hơn. Tu cũng vậy, mình tu niệm Phật, ngồi thiền, trì chú v.v.. nhưng nếu chúng ta có sám hối thì nghiệp chướng của chúng ta có thể tiêu trừ và đường tu của chúng ta dễ thông suốt hơn là bị trở ngại. Ví dụ như mình muốn ngồi thiền, niệm Phật mà mình cứ bệnh hoài thì mình cũng không ngồi thiền, niệm Phật được. Hoặc là mình sắp sửa đi tụng kinh thì tự nhiên có chuyện gì nó đến làm mình bỏ đi thời tụng kinh của mình.

Chân thường, chân lạc, ngân ngã, chân tịnh - Thích Pháp Hòa

Có nghĩa là chuyện thay đổi trên đầu, tóc, da nhăn là chân thường. Và còn cái chân thường của mình là tâm không thay đổi. Dù thân mình có già nhưng tâm mình vẫn bình an thì đó là chân thường. Và người sống được như vậy gọi là “chân ngã”. Mà dù đời có thay đổi, có biến dịch mà lòng mình vẫn bình thường thì gọi là “chân tịnh”. Đó là bản chất của Như Lai. “Như” là như như bất động. “Lai” là cứ đi qua hoài mà mình vẫn bình thường.

Niết bàn là thế nào? - Thích Pháp Hòa

Khi chúng ta diệt được cái sanh tử, độ được cái phiền não là Niết bàn. Niết bàn không phải là một nơi chốn để chúng ta chết rồi tới. Niết bàn là một trạng thái của tâm. Khi tâm mình có sư an lạc, đó là Niết bàn. Cho nên có chỗ dịch: "Niết là không, bàn là sân, không sân là Niết bàn Niết là không, bàn là tham, không tham là Niết bàn Niết là không, bàn là si, không si là Niết bàn"

Kinh nghiệm chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản của cựu diễn viên Tăng Thanh Hà - Tăng Thanh Hà

Tôi đã trãi qua một cuộc hành trình điều trị bệnh dạ dày khá gian nan. Tôi bị trào ngược dạ dày thực quản. suốt 3 năm trời tôi không thở tốt, tôi ho, viêm họng và lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi như bị cảm cúm. Căn bệnh này đã khiến tôi xuống cân một cách trầm trọng. Giai đoạn đó tôi nhận rất nhiều sự quan tâm về cân nặng của tôi, ai cũng nói tôi ốm quá xuống sắc và già nua. Bản thân tôi nhiều lúc không dám nhìn mình trong gương. Tôi không muốn mình như thế… Tôi đã thử rất nhiều các phương pháp...

Hiểu về Bát quan trai giới - Thích Tuệ Sỹ

TU GIỚI Phật pháp như thuốc hay, nhưng tùy theo căn bịnh. Có điều, không phải như thuốc Tây, được bào chế như thế nào thì đồng loạt các người bịnh dùng như vậy, chỉ hơi khác nhau về cân lượng tùy theo thể trọng của mỗi người. Phật pháp tuy cũng một pháp môn có thể được truyền dạy cho nhiều người như nhau, nhưng để cho sự thực hành có hiệu quả hơn, cũng cần phân biệt thành phần xã hội, trình độ nhận thức, và kinh nghiệm từng trải của mỗi người mà phương pháp thực hành có thể một vài sai khác. Bát quan...

Are you sure?