Chân thường, chân lạc, ngân ngã, chân tịnh - Thích Pháp Hòa

Chân thường, chân lạc, ngân ngã, chân tịnh - Thích Pháp Hòa

Hỏi: Xin thầy hoan hỷ giảng dạy”chân thường, chân lạc, ngân ngã và chân tịnh”

Đáp: Dạ thưa, chân thường, chân lạc, ngân ngã, chân tịnh. Cuối cùng là “chân không”. 

Thế nào gọi là “chân ngã”? Định nghĩa của “Niết Bàn” là “thường, lạc, ngã, tịnh”. Chữ “ngã” ở đây không có nghĩa là cái tôi. Chữ “ngã” ở đây trong trường hợp này là mọi sự mọi việc có sự tự do và tự tại của nó. Mình vẫn có tự do tự tại mà mình không biết. Mình cũng có chân ngã mà mình không hay. Do mình không biết như vậy nên mình sợ người ta cười, sợ người ta nói, sợ người ta chê…sợ đủ thứ người hết mà không có ai sợ mình (cười). Không có ai nói “tôi sợ tôi” mà toàn sợ người khác không à. Mà người ta không hề cho mình, người ta không hề ban phát cho mình cái gì.  

“Chân thường” có nghĩa là gì? Nghĩa là mọi việc nó thường là như vậy. Thí dụ cái hoa này nó tươi, tuần sau nó héo. Đó là chuyện bình thường. Nếu nó không héo thì là hoa giả. Còn nếu nó có héo là bình thường. Nếu đây là hoa nylon, mình lấy lửa đốt thì nó cháy teo lại thì cũng là thường vì nó là vải thì nó phải cháy thôi. Cho nên chân thường là cái thường rất thật, đó là sự thay đổi. “Trời sao sao tôi 80 mà da tôi nhăn quá”. Cái này là không chịu chân thường nè (cười)

“Sợi tóc bạc nằm rơi trên gối
Ta lặng nhìn thương tiếc mỗi thu qua 
Còn gì đâu khi bóng xế vườn hoa 
Lòng muốn tiến mà chân vừa thấy mỏi
Tim thổn thức nghẹn ngào lên tiếng gọi
Tâm hồn ta còn trẻ lắm xuân ơi”

Có sao đâu! Có nghĩa là chuyện thay đổi trên đầu, tóc, da nhăn là chân thường. Và còn cái chân thường của mình là tâm không thay đổi. Dù thân mình có già nhưng tâm mình vẫn bình an thì đó là chân thường. “Tâm hồn ta còn trẻ lắm xuân ơi”, dù cho buổi sáng mới chải tóc thấy tóc bạc rơi trên gối. Cũng thoáng một chút ta lặng nhìn thương tiếc mỗi thu qua. Cho nên Ngài Huyền Giác thiền sư mới xác định với mình:

“Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi 
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết 
Đêm qua xuân trước một cành mai”

Đó là chân thường. Và người sống được như vậy gọi là “chân ngã”. Mà dù đời có thay đổi, có biến dịch mà lòng mình vẫn bình thường thì gọi là “chân tịnh”. Đó là bản chất của Như Lai. “Như” là như như bất động. “Lai” là cứ đi qua hoài mà mình vẫn bình thường. Nói: “trời ơi, hồi sáng này nó gặp tôi nó chào dễ thương lắm mà trưa nay nó đổi sắc rồi” (cười). Cái đó là “Lai” còn mình thì cứ “Như”. Người ta không chào mình mà mình vẫn chào người ta thì mình là “Như”. Còn người ta đến, mình gặp thì mình chào, không gặp thì khỏi chào. Cuộc đời này cứ thay đổi như vậy là “Lai” còn lòng mình thì cứ “Như”. Sống được như vậy là sống được với Như Lai.

(Ghi chép lại từ bài giảng của thầy Thích Pháp Hòa trên kênh Youtube Nghe Pháp Mỗi Ngày)

Bài mới

HƯƠNG ĐỨC HẠNH KHÔNG NGỪNG BAY XA
Cho tới hôm nay, “hạnh đầu đà” không còn là cụm từ xa lạ. Nhắc đến nó ta sẽ nghĩ n...
NHỮNG LỜI CHIA SẺ CỦA THẦY MINH TUỆ
NHỮNG LỜI CHIA SẺ CỦA THẦY MINH TUỆ, Sáu năm qua con không là nhân sự ở chùa nào. ...
Hiện tượng hành giả Minh Tuệ
Hiện nay Phật giáo tại VN được chia ra một số tông phái chính, nhưng cơ bản là tru...
Tỏa ánh lưu ly 1 - giảng Kinh Dược Sư - Thầy Thích Pháp Hòa
Đức Phật Dược Sư ở phương Đông còn Phật A Di Đà ở phương Tây. Trong 4 hướng, hướng...
Biên kiến là gì? Bài Kinh Phật dạy về chấm dứt sự TRANH CÃI - Thích Pháp Hòa
Bài kinh này là bài kinh nói về gốc rễ của độc tài, của bạo động là do chúng ta nh...
Lợi ích Sám hối. Tụng sám hối hồi hướng cho cha mẹ như thế nào? Sự khác nhau giữa các phá...
Pháp Hòa hay ví dụ sám hối như chúng ta ăn cơm mà có một chén canh. Không cần biết...
Chân thường, chân lạc, ngân ngã, chân tịnh - Thích Pháp Hòa
Có nghĩa là chuyện thay đổi trên đầu, tóc, da nhăn là chân thường. Và còn cái chân...
Niết bàn là thế nào? - Thích Pháp Hòa
Khi chúng ta diệt được cái sanh tử, độ được cái phiền não là Niết bàn. Niết bàn kh...
Kinh nghiệm chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản của cựu diễn viên Tăng Thanh Hà - Tăng ...
Tôi đã trãi qua một cuộc hành trình điều trị bệnh dạ dày khá gian nan. Tôi bị trào...
Hiểu về Bát quan trai giới - Thích Tuệ Sỹ
TU GIỚI Phật pháp như thuốc hay, nhưng tùy theo căn bịnh. Có điều, không phải như ...

Are you sure?