Niết bàn là thế nào?  - Thích Pháp Hòa

Niết bàn là thế nào? - Thích Pháp Hòa

Chữ Niết Bàn là mình phiên âm từ tiếng Phạn "Nibhana", nói cho đủ chữ là "Niết bàn na". Người Trung Hoa dịch chữ Niết bàn là "diệt độ". Khi chúng ta diệt được cái sanh tử, độ được cái phiền não là Niết bàn. Niết bàn không phải là một nơi chốn để chúng ta chết rồi tới. Niết bàn là một trạng thái của tâm. Khi tâm mình có sư an lạc, đó là Niết bàn. Cho nên có chỗ dịch:

"Niết là không, bàn là sân, không sân là Niết bàn
Niết là không, bàn là tham, không tham là Niết bàn 
Niết là không, bàn là si, không si là Niết bàn"

Như vậy thì, trái nghĩa với Niết bàn là sanh tử khổ đau. Ví như mình đứng xếp hàng, có người chen lấn làm mình chúi nhũi, mình giận dữ lắm. Nhưng khi mình ngẩng đầu dậy mình thấy người đó đang có chuyện gấp rút trong gia đình của họ, thì ngay giây phút mình giận sau đó hiểu ra được nguyên do rồi thì không buồn, không giận gì nữa, mà còn thông cảm, thậm chí còn lánh ra một bên cho người ta đi cho lẹ nữa. Giây phút đó là Niết bàn.

Khi chúng ta sống mà chúng ta tự tại được với tất cả mọi hoàn cảnh là Niết bàn. Ví dụ như Pháp Hòa nghe ni sư nói bữa nay mình ra hall (hội trường), Pháp Hòa tưởng tượng cái hall nó bự lắm, chỗ ngồi thoải mái nhưng mà không ngờ tới cái nó nhỏ, không đủ máy lạnh, ghế ngồi thì nhỏ…mình khó chịu cái là mình mất Niết bàn. Nhưng mà bây giờ nếu mình ngồi đây, mình thấy rằng “tuy cái phòng này nó nhỏ nhưng nó vẫn còn hơn không có chỗ nào, mà so ra chỗ này với chánh điện chùa Phước Hải thì chỗ nào hơn?”. Hiểu như vậy thì tự nhiên chỗ hall này là Niết bàn. Chỗ đó nhà Phật gọi là "tự tại".

Có 4 loại tự tại, giờ nói một cái tự tại thôi “hoàn cảnh tự tại”. Ví dụ như hồi ở Việt Nam mình tưởng qua Mỹ sướng cho nên ai cũng mong đi Mỹ. Nhưng mà qua đến Mỹ rồi thì nó có cái sướng của nước Mỹ nhưng bên cạnh đó cũng có cái giá để mình trả cho cuộc sống của nước Mỹ mà không khổ, không buồn gì, đây là cái mình muốn mà. Ở xứ này nếu mình muốn có cuộc sống đầy đủ cho gia đình mình thì ai cũng phải đi làm hết. Đi làm về rồi còn phải nấu ăn, phải dọn dẹp, phải làm tất cả mọi việc trong gia đình. Lương của mình là lương cu li, làm sao đủ để mướn người. Mình nói “trời ơi, hai bàn tay tôi ở Việt Nam không động vô cái gì hết trơn á”. Thì bây giờ qua đây được động (cười). Đôi bàn tay em làm nên tất cả mà. Quý thầy cũng thường rất tự hào “hai bàn tay trắng làm nên một đống nợ” (cười) 

Thì thưa đại chúng, chữ Niết bàn không phải là một địa điểm, một destination, không phải là cái chỗ mình chết mình mới tới. Có nhiều người đăng báo nói “Xin chia buồn cùng gia đình, cầu chúc cho hương hồn bác sớm lên cõi Niết Bàn”. Thì mình nghe mình tưởng đâu là có cái cõi nào để tới mà thực sự không. Niết bàn là trạng thái của tâm. Ví du bây giờ mình sắp chết, mình nằm mình sợ chết là mất Niết bàn. Trước sau gì cũng chết thôi nằm thở cho nó khỏe, khi nào chết thì chết, đó là chết Niết bàn đó, lập tức đi cõi Niết Bàn liền. Chết là chết chứ đâu có hết. Còn nếu mà sống thì phải: 

“Sống không giận không hờn không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai 
Sống chan hòa với những người đang sống 
Sống là động nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống hiên ngang danh lợi xem thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”

Cái đó là Niết bàn. Cho nên người ta định nghĩa chữ Niết bàn bằng 4 chữ: “thường, lạc, ngã, tịnh”. Niết bàn là nó bình thường vậy đó. Có nước lạnh uống, thưởng thức nước lạnh là niết bàn, còn mình than nước này lạt quá, không ngon là mất niết bàn. Cái sống khổ là thường, sự già nua là thường mà mình không chấp nhận già nua là mình không nhận được niết bàn, không nhận được cái “thường” của nó, mất niết bàn. Còn người mà người ta chấp nhận già có thấy tóc bạc, răng rụng người ta cũng bình thường. Còn người mà không chấp nhận thì chải tóc “trời ơi, sợi tóc bạc nằm rơi trên gối. Ta lặng nhìn thương tiếc mỗi thu qua. Còn gì đây khi bóng xế vườn hoa. Lòng muốn tiến mà chân vừa thấy mỏi”. Tiếc rẻ vô cùng. (cười)

Khi nào mình tự tại được với hoàn cảnh, tự tại với bản thân là niết bàn. Ví dụ có Phật tử nói “sao năm nay ở đây lạ chứ mọi năm là lạnh đó. Sao năm nay tự nhiên trời ấm như vầy”. Sao không enjoy? (cười). Mọi năm lạnh, năm nay ấm thì mình enjoy, thưởng thức được giây phút thời tiết này là niết bàn. Chỉ cần “viễn ly điên đảo mộng tưởng” lập tức sẽ có “cứu cánh niết bàn”. Bát nhã tâm kinh đó. Sống được như vậy là sống với Bát nhã. 

(Ghi chép lại từ pháp thoại của thầy Thích Pháp Hòa trên kên youtube Nghe Pháp Mỗi Ngày)

Bài mới

HƯƠNG ĐỨC HẠNH KHÔNG NGỪNG BAY XA
Cho tới hôm nay, “hạnh đầu đà” không còn là cụm từ xa lạ. Nhắc đến nó ta sẽ nghĩ n...
NHỮNG LỜI CHIA SẺ CỦA THẦY MINH TUỆ
NHỮNG LỜI CHIA SẺ CỦA THẦY MINH TUỆ, Sáu năm qua con không là nhân sự ở chùa nào. ...
Hiện tượng hành giả Minh Tuệ
Hiện nay Phật giáo tại VN được chia ra một số tông phái chính, nhưng cơ bản là tru...
Tỏa ánh lưu ly 1 - giảng Kinh Dược Sư - Thầy Thích Pháp Hòa
Đức Phật Dược Sư ở phương Đông còn Phật A Di Đà ở phương Tây. Trong 4 hướng, hướng...
Biên kiến là gì? Bài Kinh Phật dạy về chấm dứt sự TRANH CÃI - Thích Pháp Hòa
Bài kinh này là bài kinh nói về gốc rễ của độc tài, của bạo động là do chúng ta nh...
Lợi ích Sám hối. Tụng sám hối hồi hướng cho cha mẹ như thế nào? Sự khác nhau giữa các phá...
Pháp Hòa hay ví dụ sám hối như chúng ta ăn cơm mà có một chén canh. Không cần biết...
Chân thường, chân lạc, ngân ngã, chân tịnh - Thích Pháp Hòa
Có nghĩa là chuyện thay đổi trên đầu, tóc, da nhăn là chân thường. Và còn cái chân...
Niết bàn là thế nào? - Thích Pháp Hòa
Khi chúng ta diệt được cái sanh tử, độ được cái phiền não là Niết bàn. Niết bàn kh...
Kinh nghiệm chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản của cựu diễn viên Tăng Thanh Hà - Tăng ...
Tôi đã trãi qua một cuộc hành trình điều trị bệnh dạ dày khá gian nan. Tôi bị trào...
Hiểu về Bát quan trai giới - Thích Tuệ Sỹ
TU GIỚI Phật pháp như thuốc hay, nhưng tùy theo căn bịnh. Có điều, không phải như ...

Are you sure?