Hiểu về Phước đức, Công đức và Hồi hướng - Thích Pháp Hòa

Khi chúng ta làm phước, chúng ta đừng nghĩ rằng mình có tiền là làm sao cũng được. Không phải đâu! Trong luận Đại trượng phu có một chương gọi là “tư cách người bố thí”. Mình bố thí cũng phải có tư cách. Tức là thái độ của mình. Mình đừng có nghĩ rằng người kia là người đến xin mình. Thật ra, nghĩ cho kỹ mình là người đang xin người kia. Xin cái gì? Xin cơ hội được làm phước.

Tổng hợp vấn đáp số 1: Quan điểm của Phật giáo về Thượng đế? "Quán chiếu" như thế nào? Ý nghĩa áo tràng? Đại thừa, Tiểu thừa là gì? - Thích Pháp Hòa

Quan điểm của Phật giáo “tất cả các pháp do duyên sanh”. Nếu nói tạo hóa là tạo ra tất cả thì theo cái nhìn của Phật thì đó là "TÂM" của mình. Tâm của mình muốn như thế nào thì mình tạo ra như thế đó. “Nhất thiết duy tâm tạo”. Cái nhìn của đạo Phật, Thượng đế chính là Tâm. Tâm mình tạo ra tất cả. Mình muốn thiên đường là có thiên đường. Mình muốn địa ngục là có địa ngục. Có cái hình người ta vẽ chữ "Tâm" (心)ở giữa và vẽ 10 pháp giới xung quanh: Phật, Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác, Trời, A tu la, Người, Súc Sanh, Ngạ Quỹ, Địa ngục. 4 cái trên gọi là "Tứ thánh". 6 cái dưới gọi là "Lục phàm", cộng lại 10 cõi. Mà 10 cõi này từ đâu ra? Từ tâm mình sanh cho nên vẽ chữ Tâm ở giữa.

Lợi ích của việc tụng kinh mỗi ngày. 3 loại tinh tấn. 5 nghĩa của chữ "Kinh". 5 năng lực của mưa - Thích Pháp Hòa

Chúng ta có một hạt giống ở trong tâm. Nhưng nếu chúng ta để cho hạt giống đó trong đất tâm mình và mưa giáo pháp thấm xuống thì hạt giống đó bắt đầu hé nụ mỉm cười, nẩy mầm sanh cây. Đất tâm mình khô cằn nhưng nếu được mưa rơi xuống từ từ mỗi ngày một chút thì thế nào cũng phải thấm. Mình có hạt giống đó cho nên mình mới gọi là “Phật tử”. Chữ "Phật tử" có 2 nghĩa. Nghĩa thông thường là “con của Phật”, còn nghĩa sâu sắc là mình có “chủng tử”, có hạt giống để thành Phật. Phật tu Phật thành, mình tu mình cũng thành Phật. Ai cũng có hạt giống đó.

5 lợi ích của người nghe pháp mỗi ngày - Thích Pháp Hòa

Mỗi lần chúng ta nghe Phật pháp, chúng ta lấy Phật pháp rửa cái tâm dơ đó. Thân dơ thì lấy nước mà rửa. Tâm dơ phải dùng câu niệm Phật mà rửa. Lấy giáo pháp mà rửa. Hằng ngày chúng ta phải làm những điều đó. Trở lại với câu số một “nhớ những điều mình đã nghe mà nếu chúng ta không lưu tâm, không để ý, không nhớ và không tu thì cũng như chưa nghe. Cho nên muốn có nước để rửa tâm thì phải để tâm mà nghe Phật pháp.

Are you sure?